Khổng Tử đã từng nói: “Hoa lan mọc trong rừng, tỏa hương thơm ngay cả khi không có ai xung quanh thưởng thức. Tương tự như vậy, người có nhân cách cao quý sẽ không để cảnh nghèo làm nhụt chí tu Đạo và xây dựng uy đức”.
Người quân tử luôn hiểu chân nghĩa của cuộc đời. Dù trong hoàn cảnh nào, họ luôn tôn trọng các chuẩn mực đạo đức trong việc làm và tự kiểm soát bản thân bằng cách tuân theo những lời dạy của các bậc thánh hiền.
1. Quân tử có 9 điều suy tư
Khổng Tử nói: “Quân tử cửu tư: Thị tư minh, thính tư thông, sắc tư ôn, mạo tư cung, ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn, phẫn tư nan, kiến đắc tư nghĩa”. Nghĩa là người quân tử có chín điều phải thận trọng suy tư: Lúc nhìn suy nghĩ cho phân minh, lúc nghe suy nghĩ cho thông suốt, sắc mặt giữ ôn hòa, thái độ giữ cung kính, ngôn từ giữ sự thành tín, làm việc cho nghiêm cẩn, có sự nghi hoặc thì phải hỏi, trước khi phẫn nộ phải nghĩ phẫn nộ sẽ làm khó xử, gặp lợi phải suy nghĩ xem mình có xứng đáng hay không.
“Thị tư minh, thính tư thông”: Ở đây không phải là chỉ là về hai con mắt và lỗ tai khi nhìn, quan sát, nghe ngóng về điều gì đó phải rõ ràng, thông suốt. Mà là còn nói về phương diện tinh thần, khi tiếp nhận bất kể một điều gì thì cần phải suy xét rõ ràng minh bạch.
Ví dụ như sau khi nghe người khác nói, thì cần phải đắn đo suy nghĩ, cho nên dân gian có câu “lời đồn không có ý nghĩa với bậc trí giả”, những lời nghe được phải dùng trí tuệ mà phán đoán.
“Sắc tư ôn, mạo tư cung”: Là chỉ sắc mặt, thái độ luôn phải ôn hòa, cung kính. Theo cách nói hiện đại thì là không để lộ ra thần khí, thái độ đối đãi với mọi người, chỗ nào cũng phải cung kính, cung kính cũng không phải cứng nhắc, mà là xuất phát từ thành tâm thành ý.
“Ngôn tư trung, sự tư kính, nghi tư vấn”: Tức lời nói phải có tín nghĩa, không nói lời thị phi, nói được làm được. Trong công việc thì phải có tinh thần trách nhiệm. Khi có vấn đề nào đó chưa hiểu thì nhất định phải tìm hiểu, tìm ra được đáp án chính xác.
“Phẫn tư nan”: Từ “phẫn” ở đây là phẫn nộ, là khi cảm xúc bị kích động. Khi ta làm việc gì, xử lý vấn đề gì mà trong trạng thái “kích động”, thì rất dễ mang lại rắc rối, hậu quả khôn lường, vì thế khi ta “phẫn” thì điều duy nhất nên làm là tĩnh lại.
“Kiến đắc tư nghĩa”: Tức là, đối với các chủng lợi ích, khi ta có thể nắm giữ chúng ở trong tay, thì phải suy xét kỹ lưỡng, lấy chúng liệu có hợp lý, có phù hợp với đạo nghĩa hay không.
9 điều trên, hoàn toàn là nói về vấn đề tư tưởng. Trong cuộc sống, chúng ta cần dùng luân lý đạo đức làm tiêu chuẩn để đối đãi với mọi người cũng như với công việc.
Người quân tử xử sự phù hợp đạo nghĩa, trên không thẹn với trời, dưới không phụ người, không hổ thẹn với lương tâm của mình, vì thế nội tâm luôn đạt được an bình. (Ảnh: wanhuajing)
2. Quân tử có 3 loại niềm vui cuộc sống
Niềm vui thứ nhất: Cha mẹ đều khoẻ mạnh, anh chị em không ai có bệnh tật họa nạn gì, tự mình có thể hoàn thành được chữ hiếu.
Niềm vui thứ hai: Xử sự phù hợp đạo nghĩa, trên không thẹn với trời, dưới không phụ người, không hổ thẹn với lương tâm của mình, vì thế nội tâm luôn đạt được an bình.
Niềm vui thứ ba: Quân tử thông qua truyền đạo, mà tìm kiếm được niềm vui, mang đạo lý của quân tử truyền đi khắp nơi, nhờ đó mà có thể giáo dưỡng ra những nhân tài ưu tú trong thiên hạ, đồng thời cũng tạo phúc cho xã hội.
3. Quân tử có 5 điều hổ thẹn
Có chức vị mà không có tiếng nói, là nỗi hổ thẹn của quân tử.
Có ngôn nhưng không có hành, là nỗi hổ thẹn của quân tử.
Được mà không mất, là nỗi hổ thẹn của quân tử. Đất thừa mà dân không no đủ, là nỗi hổ thẹn của quân tử.
Mọi người đều nhau, riêng phần mình được nhiều hơn, là nỗi hổ thẹn của quân tử. 4. Quân tử có 3 cái đức
“Quân tử tam đức” chính là: Nhân giả vô lo, trí giả bất hoặc, dũng giả vô sợ.
“Nhân giả vô lo”, chỉ luôn dùng trái tim nhân hậu, khoan dung đối đãi với người và sự việc ở xung quanh mình. Dùng thái độ đạm bạc, rộng rãi đối đãi với những “3 chìm 7 nổi” của cuộc đời, sau cơn mưa trời lại bừng sáng. Như vậy thì bất cứ chuyện gì cũng không thể tước đoạt được niềm vui của ta.
“Trí giả bất hoặc”, là nói nếu như nắm rõ hết thảy cơ chế của sự vật trong lòng bàn tay, thì trong bất kỳ thời điểm nào, bất kỳ biến cố nào, chúng ta cũng không e ngại, không sợ sự cố phát sinh.
Lúc bình thường chúng ta phải luôn ở trạng thái sẵn sàng cao nhất, ví dụ như trước khi bạn đi thi đã có chuẩn bị ôn tập rất kỹ càng thì sẽ không lo lắng thi rớt. Nếu như chính mình cũng không biết tại sao lại như vậy, thì chính là đang lạc bước tìm đường trong đêm tối.
“Dũng giả không sợ”, ở đây không là cái dũng vô mưu, mà là cái dũng có “trí” có “nhân”. “Nhân” tạo ra ý chí, “trí” giúp ta có năng lực lý giải sự vật, sự việc một cách chính xác. Dũng giả trong xã hội hiện nay chính là người chiến thắng.
Lê Hiếu biên dịch
Nhận xét
Đăng nhận xét