Những người làm việc tại một giàn khoan dầu khí ngoài khơi ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, vào ngày 1 tháng 7, năm 2016. Do nợ quá nhiều, một công ty cơ khí Trung Quốc gần đây đã tự chuyển sang thành một ngân hàng. (STR / AFP / Getty Images)
Trung Quốc đang liều lĩnh giải quyết một số vấn đề mà họ gặp phải, do tỷ lệ nợ trên GDP của họ là hơn 300%. Họ có thể tìm thấy một [phương pháp] khá độc đáo bằng việc cho phép các công ty trở thành các ngân hàng, theo một báo cáo của Tạp chí Phố Wall (Wall Street Journal).
Với lợi nhuận ngày càng suy giảm, [Tập đoàn sản xuất] máy móc hạng nặng khổng lồ của Trung Quốc Sany Heavy Industries đang bị nợ nần chồng chất, và họ đã nói trong tuần rằng họ đã có được chấp thuận để thành lập một ngân hàng ở thành phố Trường Sa của tỉnh Hồ Nam. Với vốn đăng ký là 3 tỷ Nhân dân tệ (450 triệu USD), và sẽ là một định chế tương đối lớn như các ngân hàng Trung Quốc ở thành phố. [Tập đoàn] Sany lập kế hoạch tham gia cùng với một công ty dược phẩm và một công ty [sản xuất] nhôm.
[Tập đoàn] Sany đã vận hành một bộ phận [kinh doanh] bảo hiểm và tài chính, với mục tiêu cung cấp tài chính và dịch vụ bảo hiểm trong nước cho các khách hàng.
Sany Heavy Industries đã vận hành một bộ phận Tài chính và Bảo hiểm, mặc dù không rõ ràng những gì mà nó thực hiện (Trang web của Công ty)
Vấn đề nợ
Có một vấn đề là các công ty đã không trả được các khoản thanh toán trái phiếu và không có cơ chế giải quyết thỏa đáng cho các khoản nợ xấu, ít nhất là theo Goldman Sachs.
“Một quá trình giải quyết nợ rõ ràng hơn (ví dụ như: việc tái cơ cấu các khoản nợ trái phiếu công chúng có thể thực hiện như thế nào; việc định giá và phục hồi các trái phiếu không trả được đúng hạn, sẽ như thế nào khi công bố thông tin kịp thời và làm rõ về những quá trình mà tòa án đã chấp thuận), sẽ mở đường cho các sự vỡ nợ nhiều hơn, mà điều này theo quan điểm của chúng tôi là cần thiết, nếu như các nhà hoạch định chính sách thực hiện những cải cách cơ cấu “, ngân hàng đầu tư [Goldman Sachs] lưu ý.
Đây có lẽ không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thử làm một thỏa thuận tài chính không hợp lô-gích, để giải quyết một số vấn đề về cơ cấu.
Bằng cách trở thành hoặc sở hữu các ngân hàng, các công ty chỉ có thể chuyển nợ trên bảng cân đối tài sản khác nhau, để tránh vỡ nợ, mặc dù điều này có lẽ không phải là cách giải quyết mà Goldman Sachs có trong suy nghĩ, khi nói về những cải cách cơ cấu.
Một vấn đề khác là chính quyền [Trung Quốc] ngày càng có nhiều khó khăn hơn trong việc đẩy nhiều các khoản nợ hơn vào nền kinh tế, để bôi trơn [nền kinh tế] và giữ cho mức tăng trưởng GDP khỏi sụp đổ hoàn toàn.
Trung Quốc cần 11,9 đơn vị nợ mới để tạo ra một đơn vị tăng trưởng GDP. Đồng thời, tốc độ lưu thông tiền tệ hay mức độ mà một đơn vị tiền thay đổi người sở hữu trong năm, đã giảm xuống dưới 0,5 – một chỉ số đo lường khác cho thấy nền kinh tế với tín dụng không hiệu quả đã bị bão hòa như thế nào.
Nếu tốc độ lưu thông tiền tệ đi xuống, nền kinh tế cần nhiều dự trữ tiền hơn để duy trì cùng một mức độ hoạt động.
(Macquarie)
Vì vậy, nếu các công ty không thể thanh toán các khoản vay, các ngân hàng cũ không muốn cho vay, và người tiêu dùng không muốn luân chuyển tiền, [Trung Quốc] chỉ có thể cho phép một số công ty trở thành ngân hàng, để ngăn chặn họ khỏi bị vỡ nợ, và thậm chí phát hành mới các khoản vay cho chính mình. Đây có lẽ không phải là lần đầu tiên Trung Quốc thử làm một thỏa thuận tài chính không hợp lô-gích, để giải quyết một số vấn đề về cơ cấu.
Không chỉ có một mình Tập đoàn Sany
Theo báo cáo của tờ tạp chí Phố Wall, trường hợp của [Tập đoàn] Sany Heavy Industries chỉ là một trong một vài trường hợp. Ví dụ như các công ty khác trong ngành thuốc lá và du lịch, đã mua lại các ngân hàng hoặc thành lập các ngân hàng mới.
Tờ ChinaTopix [Mỹ] đăng tin rằng Ủy ban giám sát quản lý ngân hàng Trung Quốc (CBRC) đã cấp 5 giấy phép cho các ngân hàng tư nhân, và đã nhận được 12 đơn khác [xin phép thành lập] trong năm ngoài. Họ cũng nói rằng các công ty công nghiệp đứng đằng sau động thái này:
“Một ngân hàng, Fujian Huatong Bank, có vốn đăng ký 3 tỷ Nhân dân tệ (450 triệu USD), đã được mua lại bởi 10 công ty ở Phúc Kiến, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm bán lẻ, chế tạo và bất động sản”.
Chúng tôi không biết liệu các nhà quản lý [Trung Quốc] có suy nghĩ về vấn đề này hay không khi mà trong năm 2014 họ đưa ra sáng kiến thúc đẩy các ngân hàng tư nhân tại Trung Quốc nhằm cải thiện việc cho vay đối với lĩnh vực công nghệ, nhưng rõ ràng là họ đã đề cập đến việc công ty tư nhân nên thành lập các ngân hàng.
“Doanh nghiệp tư nhân có đủ tiêu chuẩn, sẽ được khuyến khích thành lập các ngân hàng tư nhân. Việc đổi mới sản phẩm, dịch vụ, quản lý, và công nghệ bởi các ngân hàng tư nhân sẽ tiếp thêm sức sống mới cho sự phát triển bền vững và sáng tạo của ngành ngân hàng “, CBRC tuyên bố trong một báo cáo không ghi ngày tháng.
Người ta vẫn còn phải kiểm chứng liệu đây có phải là một giải pháp bền vững và lâu dài hay không.
Theo vietdaikynguyen.com
Nhận xét
Đăng nhận xét