Ông Đỗ Đạo Chính (ảnh từ baidu)
Cuộc bao vây ấn phẩm Viêm Hoàng Xuân Thu đến một cách đột ngột và hiệu nghiệm – những kẻ xâm lược đã chuẩn bị kỹ càng mọi thứ để trợ giúp việc tiếp quản của mình – vụ việc mà nhà phát hành từ buổi sơ khai đáng kính Đỗ Đạo Chính tin tưởng không thể là tác phẩm của lãnh đạo Đảng Tập Cận Bình. “Tính huống khá quyết liệt, nhưng diễn ra bởi hành động dứt khoát và nhanh chóng của những người tham gia, tôi tin tưởng rằng đây hoàn toàn không phải hành động bởi sự chỉ đạo của Tập Cận Bình, và cũng không phải tác phẩm của đơn vị công tác thuộc Học viện Mỹ thuật Trung Quốc”, ông Đỗ – 92 tuổi – phát biểu với tạp chí danh tiếng Tuần san Á Châu ngày 15 tháng 7.
Vào ngày 19 tháng 7, ông Đỗ ngừng xuất bản Viêm Hoàng Xuân Thu, tạp chí phát hành hàng tháng đã có tuổi đời 1 phần tư thế kỷ bao gồm những bài viết về chính trị và lịch sử với khuynh hướng cải cách, nhằm phản ứng đối với việc tiếp quản của tổ chức đỡ đầu chính thức của nó – Học viện Mỹ thuật Trung Quốc – diễn ra vào ngày 13 tháng 7. Học viện Mỹ thuật đã đưa ông Đỗ – người phát hành ra khỏi vị trí và giáng chức Tổng biên tập Từ Khánh Toàn (Xu Qingquan) trước khi đột kích văn phòng Bắc Kinh của họ. Tạp chí dự kiến thực hiện các hành động pháp lý nếu Học viện Mỹ thuật từ chối chấm dứt cuộc đảo chính.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông Duowei News, ông cho biết: “Tôi đoán rằng quyết định thay thế lãnh đạo của Viêm Hoàng Xuân Thu đến từ một cấp nào đó nằm giữa lãnh đạo Đảng và Học viện nghiên cứu”. Ông Đỗ nằm viện vì bị cao huyết áp sau cái chết của vợ ông tháng trước. “Đây là việc lợi dụng lúc khủng hoảng để tấn công”, ông phát biểu với DW, ngay sau khi ông quay trở về nhà và nhìn thấy tờ báo của mình bị bao vây.
Tuần báo Á Châu không đề cập về một sự giải thích thay thế cho điều mà ông Đỗ nêu ra. Nhưng có thể lòng tin của ông vào ông Tập đến từ những tín hiệu ủng hộ từ vị lãnh đạo Đảng này dành cho tạp chí năm ngoái, vào lúc mà áp lực từ các quan chức tuyên truyền đã dẫn tới một cuộc cải tổ tại tờ báo.
Theo Đài phát thanh quốc tế Pháp, sau khi một số vị lão thành của Đảng kêu gọi sự lưu tâm của của ông Tập đối với khó khăn mà tờ báo đang đối mặt, ông Tập đã đưa ra các chỉ đạo rằng tạp chí “không nên bị ngăn chặn và nên được “chỉ đạo đúng hướng,” theo phát biểu của cây viết trào phúng Lý Duệ, cố vấn của Viêm Hoàng Xuân Thu và cựu thư ký của Mao Trạch Đông. Người đã tiết lộ nhiều thông tin nhạy cảm kiểu “không phải là không hãnh diện”, RFI tường thuật.
Tập Trọng Huân – cha đẻ của Tập Cận Bình cũng đã từng ủng hộ Viêm Hoàng Xuân Thu – ấn bản tháng 1 năm 2001 của tạp chí có lời đề tặng viết tay của Tập Trọng Huân: “Viêm Hoàng Xuân Thu quả là ngay chính”.
Tuy vậy cuộc tấn công vào tờ báo nằm trong một chuỗi các các hành động lấn quyền, mọi ấn tượng đều cho thấy rằng nó đã được trù tính trước và không phải là một quyết định nhất thời, đây là một giả thuyết thay thế đáng tin cậy.
Ví dụ như ông Tân Tử Lăng, một cán bộ quân đội về hưu có những mối quan hệ với quan chức cao cấp tầm trung, tin rằng Ban tuyên truyền Trung ương chứ không phải ông Tập đứng sau việc tiếp quản (này).
“Cơ quan tuyên truyền đang đưa ra sự trừng phạt….vấn đề này rất bất thường”, ông Tân cho tờ Epoch Times biết. “Tôi tin rằng nó hoàn toàn không phải là ý tưởng của Tập Cận Bình; nó không đến từ phe cánh của Tập Cận Bình”.
Cơ quan Tuyên truyền, dưới sự lãnh đạo tối cao của Ủy viên Bộ Chính trị Lưu Vân Sơn, dường như lạc nhịp với những chỉ thị của Tập Cận Bình trong rất nhiều vụ việc trong năm nay, và đã bị cáo buộc liên quan đến các thủ đoạn bẩn thỉu để bôi nhọ ông Tập. Lưu được biết đến là một đồng minh lâu năm của cựu lãnh đạo Đảng Giang Trạch Dân – nhân vật mà những người trung thành với ông ta là mục tiêu quan trọng của Tập Cận Bình trong cuộc thanh trừng nội bộ Đảng dưới vỏ bọc của một chiến dịch chống tham nhũng.
“Trọng tâm của Trung Quốc ngày nay là chiến dịch chống tham nhũng và giải quyết những vấn đề gây ra bởi Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng”, ông Tân nói. Tăng Khánh Hồng là cựu Chủ tịch nước và đao phủ chính trị lâu năm của Giang.
Ông Tân, và những người cùng quan điểm với mình, nhìn nhận Tập Cận Bình không phải là một nhà độc tài khao khát quyền lực, thay vì thế là một lãnh đạo với những khát vọng – người mà chỉ đơn giản là dấn thân vào một nỗ lực để đạt được quyền lực trên bộ máy mà ông là người đứng đầu trên danh nghĩa.
Ông Tân tiếp tục: “Vậy thì có một một lực lượng hoạt động trong những vấn đề đối nội và đối ngoại đang liên tục cố gắng đảo ngược khuynh hướng chung của mọi việc”, một sự đề cập đến điều mà ông nhìn nhận như là vai trò phá rối của những kẻ thống trị cũ. “Mọi người nên lưu tâm đến vấn đề này”.
Luo Ya và Quin Yue có đóng góp cho bài viết này.
Theo vietdaikynguyen.com
Nhận xét
Đăng nhận xét